VISA DU HỌC HÀ LAN
1. Các loại giấy tờ cần thiết
Để Du học Hà Lan, học sinh cần có: Entry Visa (Regular Provisional Residence Permit – MVV) và Residence Permit (VVR).
Hai loại giấy tờ này sẽ được xin cùng lúc. Quy trình xin được gọi là Access to Residence Procedure (TEV). Trong đó, nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên gửi hồ sư lên Cục Nhập cư và Quốc tịch Hà Lan (IDN) để xin VVR từ Hà Lan. Sau đó, sinh viên sẽ xin MVV tại Việt Nam. Theo đó, để xin được Visa Du học Hà Lan, sinh viên sẽ cần thực hiện 2 việc:
a. Quy trình TEV để xin VVR
– Lệ phí: €307.
– Thời gian xét: tối đa 90 ngày.
– Thời hạn VVR: toàn bộ khóa học + 3 tháng (không quá 5 năm).
Với học sinh học khóa Dự bị, VVR sẽ theo hình thức có điều kiện – sẽ tiếp tục có hiệu lực nếu học sinh tốt nghiệp thành công khóa Dự bị và học lên chương trình Cử nhân.
Học sinh quốc tế không thể tự thực hiện quy trình TEV mà phải cần sự hỗ trợ từ nhà trường. Các trường tại Hà Lan sẽ giúp sinh viên gửi hồ sơ lên IDN để xin VVR. Để đủ điều kiện về tài chính cho việc xin VVR, sinh viên cần phải chuyển trước 1 khoản tiền tương đương với sinh hoạt phí 1 năm (~ 8,000€) vào tài khoản của trường.
Thông tin về VVR sẽ được thông báo cho sinh viên sau khi IDN có quyết định. Tuy nhiên, VVR sẽ không được gửi về Việt Nam mà sẽ được cấp khi sinh viên sang tới Hà Lan.
b. Quy trình xin Visa MVV tại Việt Nam
– Lệ phí: 1,410,000 VNĐ (60€) + phí dịch vụ.
– Thời gian xét: 15 – 60 ngày (thông thường là 15 ngày).
– Quy trình: Sau khi đã nhận được quyết định của IDN về VVR, sinh viên sẽ cần đặt lịch hẹn để nộp các loại phí cấp và hồ sơ xin Visa tạm thời (MVV). MVV có thời hạn trong vòng 3 tháng. Do đó, sinh viên sẽ cần sắp xếp bay sang Hà Lan trong thời gian 3 tháng kể từ ngày lấy được MVV.
2. Một số lưu ý khi xin Visa du học Hà Lan
a. Cơ hội việc làm
Hiện tại, chính phủ Hà Lan cho phép sinh viên quốc tế trên 18 tuổi đi làm thêm 10h/tuần trong suốt thời gian học. Tuy nhiên, để dễ dàng xin được việc làm, các bạn sinh viên cần chuẩn bị cho mình một chút vốn tiếng Hà Lan giao tiếp. Thực tế, việc học tiếng Hà Lan không hề khó nếu bạn cố gắng và tập trung.
Bên cạnh đó, sau khi tốt nghiệp, sinh viên cũng sẽ được phép xin gia hạn Visa ở lại 1 năm làm việc lấy kinh nghiệm; thậm chí hơn thế nếu sinh viên xin được việc làm ổn định.
b. Điều kiện ngoại ngữ
Chính phủ Hà Lan không đòi hỏi ngoại ngữ khi xét Visa mà hoàn toàn dựa vào ý kiến của nhà trường. Tuy nhiên, để được các trường tại Hà Lan nhận vào học thì các bạn sinh viên sẽ cần một vốn tiếng Anh nhất định. Cụ thể:
+ Khóa Dự bị Đại học: yêu cầu IELTS 5.0 – 5.5
+ Khóa Cử nhân: yêu cầu IELTS 6.0
+ Khóa Thạc sĩ: yêu cầu IELTS 6.5
Bên cạnh đó, một số trường/ngành học sẽ yêu cầu thêm chứng chỉ GMAT đối với sinh viên đăng ký khóa Thạc sĩ.
c. Bảo hiểm y tế
Sau khi tới Hà Lan, sinh viên sẽ được yêu cầu khám sức khỏe (TB test) và trong vòng 4 tháng kể từ ngày đặt chân tới quốc gia này, sinh viên sẽ phải mua Bảo hiểm Y tế. Đây là điều kiện bắt buộc của sinh viên quốc tế tại bất cứ quốc gia nào. Việc có bảo hiểm cũng sẽ giúp cho sinh viên tiết kiệm rất nhiều chi phí bởi việc khám, chữa bệnh tại nước ngoài khá đắt đỏ.
Trên đây là những thông tin cụ thể về Chính sách Visa Du học Hà Lan. Hy vọng HICG đã giúp các bạn hiểu rõ ràng, cụ thể về việc xin Visa tới đất nước Hà Lan xinh đẹp này.
HICG HỖ TRỢ CÁC DỊCH VỤ
Chúng tôi hiểu được những khó khăn của học sinh và phụ huynh khi chuẩn bị hồ sơ du học và rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp.
Nếu bạn đang ấp ủ dự định du học Hà Lan trong thời gian tới, liên hệ chuyên viên tư vấn của HICG sẽ tận tâm giải đáp mọi thắc mắc.
Tại HICG, các tư vấn viên sẽ giúp bạn chọn ngành, chọn trường, khóa học phù hợp, chuẩn bị hồ sơ xin học bổng, nộp đơn xin nhập học, theo dõi tiến độ và nhận thư xác nhận từ trường, xin visa du học, tư vấn chỗ ở, lên kế hoạch tài chính, đặt vé máy bay và trang bị kỹ năng trước khi lên đường.
Hãy liên hệ HICG: 0983 168 579 để bắt đầu hành trình du học Hà Lan của bạn ngay hôm nay.